Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ hình ảnh con nghê

Rate this post

Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam

 
 

Trailer phim.

Phim dài gần tám phút chiếu trên nền tảng YouTube, lấy bối cảnh một khu phố, nơi có nhà hàng của ông heo Trư An chuyên món bún cá. Nôi dung về chú nghê Leng Keng ham chơi, thích tự làm theo ý mình. Một lần, Leng Keng rượt bắt Phi Bộc Hấp Huyết – sinh vật có hình dáng giống loài ếch ở nhân giới – vì trộm tiền nhà Leng Keng. Cậu đuổi theo tên trộm đến nhà hàng Trư An. Hai nhân vật vô tình lao vào chỗ các thực khách, làm hỏng bữa ăn của mọi người.

Qua tìm hiểu về các linh thú trong văn hóa dân gian, êkíp lựa chọn nghê trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong đời sống tín ngưỡng dân gian, nghê là linh vật xua đuổi ma quỷ và canh giữ cho chủ nhà. Nghê được dựng lên trước mỗi cổng làng, cổng đình, cổng nhà… ở nhiều thời kỳ.

Hình ảnh Leng Keng được các họa sĩ sáng tạo dựa trên khoảng 400 bản phác thảo con nghê trong dân gian. Tạo hình của cha con nghê được thiết kế với thần thái đối lập. Ông Rầm (cha Leng Keng) oai nghiêm, còn cậu lém lỉnh. Đạo diễn Leo Đinh cho biết vì loài nghê trong phim có khả năng phun lửa nên anh và cộng sự chọn màu đỏ đại diện cho chúng.

U linh tích ký: Bột thần kỳ là tập phim giới thiệu bối cảnh, nhân vật xuất hiện trong dự án hoạt hình Hành Trình Nhân Quả. Tên phim ám chỉ những câu chuyện vui, diễn ra hàng ngày tại Linh Giới (thế giới nơi các sinh vật trong phim sinh sống). Nhà làm phim không đặt nặng thông điệp, chủ yếu phô diễn kỹ thuật làm hoạt hình.

Phim không có lời thoại, nội dung được thể hiện thông qua chuỗi hành động của nhân vật. Món bún cá được mô tả là nét ẩm thực đặc trưng của thành phố. Thực khách kéo đến nhà hàng của Trư An để thưởng thức món ăn này bởi hương vị của “bột thần kỳ” thêm vào tô bún.

Đạo diễn nói về việc đưa ẩm thực Việt Nam vào tác phẩm: “Những món ăn truyền thống Việt bên cạnh phở còn phải kể đến bún. Bún trong phim có nguyên liệu dễ thấy trong món bún miền Trung và các món canh chua Nam bộ.

Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam

 
 

Món bún cá xuất hiện trong phim “U linh tích ký: Bột thần kỳ”.

Không gian bối cảnh được pha trộn từ nhiều nền văn hóa. Hội An là nguồn cảm hứng lớn cho các họa sĩ xây dựng thế giới trong phim ngắn. Phố cổ Hội An lưu giữ dấu ấn lịch sử, có sự kết hợp kiến trúc của các dân tộc Chăm, Hoa, Việt, Nhật.

U linh tích ký: Bột thần kỳ kể về Leng Keng (trái), chú nghê ham chơi, thích tự làm theo ý mình.

Phim kể về Leng Keng (trái), chú nghê ham chơi.

U linh tích ký: Bột thần kỳ là dạng phim hoạt hình “ý tưởng” (Proof of Concept), giúp khán giả hình dung về những mô tả ban đầu về thế giới, nhân vật, hình ảnh, đồ họa, kỹ thuật diễn xuất ứng dụng cho các dự án tiếp theo. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nhận xét: “Tôi thích cách các bạn trẻ kết hợp văn hóa truyền thống dân gian với những yếu tố hiện đại. Êkíp đã chứng tỏ phim hoạt hình Việt Nam không thua kém với quốc tế. Khó khăn của các bạn là làm sao có đủ kinh phí để thực hiện những dự án tiếp theo mang tinh thần”.

Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam

 
 

Các công đoạn làm chuyển động cho một phân cảnh trong phim phim.

Hồi tháng 4, tác phẩm được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Stuttgart International Festival of Animated Film (ITFS) lần thứ 29 tại Đức. Tháng 5, phim tham dự liên hoan phim Seattle International Film Festival (SIFF) lần thứ 48 (Mỹ). ITFS và SIFF là hai liên hoan phim hoạt hình lâu đời trên thế giới. Hai sự kiện này được Oscar cho vào danh sách các liên hoan phim đạt tiêu chuẩn (qualified festival) trên thế giới.

Leo Đinh (tên thật là Đinh Kiều Anh Tuấn) sinh năm 1990, sống và làm việc ở TP HCM. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo và hoạt hình. Leo từng đạo diễn cho các dự án quảng cáo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2012, anh mở công ty Red Cat Motion, chuyên làm phim hoạt hình. Anh từng thực hiện phim hoạt hình ngắn Con Rồng Cháu Tiên, chuyện chưa kể (2017).

Quế Chi (Ảnh, video: Sun Wolf Studio)


Bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *